Đến Đà Lạt ghé Đồi Thông Hai Mộ nghe chuyện tình yêu đầy cảm động và bí ẩn

Thành phố ngàn hoa Đà Lạt thơ mộng có vô vàn thắng cảnh đẹp. Nhiều địa danh du lịch Đà Lạt gắn liền với những câu chuyện tình cảm động. 1 trong số đó chính là địa danh Đồi Thông Hai Mộ.

Vậy câu chuyện tình yêu đầy cảm động và bí ẩn gắn liền với địa danh Đồi Thông Hai Mộ là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

VỊ TRÍ CỦA ĐỊA DANH ĐỒI THÔNG HAI MỘ

Đồi Thông Hai Mộ là một địa điểm tham quan du lịch rất nổi tiếng của thành phố Đà Lạt. Địa danh này nằm trên đồi thông bên bờ hồ Than Thở, Phường 12, Đà Lạt, Lâm Đồng.

Hồ Than Thở nằm ở phía Bắc, cách trung tâm TP. Đà Lạt khoảng 6 km về hướng Chi Lăng. Nơi đây vốn là 1 hồ nước thiên nhiên cho tới năm 1917 người Pháp đã đắp đập xây dựng hồ chứa nước, và đặt tên hồ là Lacdes Soupirs. Tên gọi này mang hàm nghĩa là tiếng rì rào của ngàn thông, và còn có ý nghia khác là “tiếng Than Thở”.

Hồ Than Thở còn có tên khác đó là hồ Sương Mai, với ý nghĩa những hạt sương buổi sớm tinh mơ. Tên này do người dân đia phương nơi đây đặt.

Du lịch Đà Lạt nếu ghé tham quan hồ Than Thở, du khách sẽ mê mẩn bởi cảnh sắc thiên nhiên rất đẹp với bãi cỏ xanh mướt dưới chân, hàng thông xanh rì rào in bóng xuống mặt hồ.

Cũng tại đây, du khách có thể trải nghiệm hoạt động cưỡi ngựa tham quan quanh hồ. Hoặc ngồi nghỉ trong những nhà chòi nằm rải rác trên thảm cỏ xanh để ngắm cảnh yên bình, thơ mộng của phố núi Đà Lạt và nghe câu chuyện tình yêu đầy bi thương liên quan đến địa danh Đồi Thông Hai Mộ.

CÂU CHUYỆN TÌNH ĐẦY CẢM ĐỘNG GẮN LIỀN VỚI ĐỒI THÔNG HAI MỘ

Câu chuyện gắn với địa danh Đồi Thông Hai Mộ đó là câu chuyện tình bi thương của cô gái Lê Thị Thảo và chàng trai Vũ Minh Tâm.

Vũ Minh Tâm là người con của miền sông nước Gò Công, Tiền Giang. Chàng trai này theo học tại trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt (nay là Học viện Lục quân Đà Lạt). Trong thời gian học tại đây, chàng trai đem lòng thương nhớ cô sơn nữ người địa phương Lê Thị Thảo là giáo viên dạy Văn trường Bùi Thị Xuân.

Ngày qua ngày, chàng giấu lá thư tình trong một ngôi nhà tranh bên hồ Than Thở. Nàng đi dạy về ghé lại đọc thư chàng gửi và để gửi lại một lá thư hồi âm. Thời gian trôi đi, tình cảm giữa chàng và nàng ngày càng thêm thắm thiết. Họ đã ước hẹn chờ ngày chàng ra trường sẽ làm lễ cưới.

Nhưng nghiệt ngã thay, Thảo có xuất thân là trẻ mồ côi, còn chàng Minh Tâm là con trai của điền chủ giàu có ở Vĩnh Long. Vì quá khác biệt về giai cấp nên gia đình Minh Tâm ra sức ngăn cản mối nhân duyên này.

Ngày Minh Tâm tốt nghiệp, gia đình bắt chàng phải về quê cưới một người con gái giàu sang làm vợ. Minh Tâm đành rời xa cô Thảo và làm theo sự sắp đặt của gia đình để giữ trọn đạo hiếu. Khi biết tin Minh Tâm đã có gia đình, Thảo tuyệt vọng gieo mình xuống hồ Than Thở tự vẫn. Trước đó, nàng đã để lại bên bờ hồ đôi câu thơ đầy nỗi xót xa:

"Tà áo trắng nay tình ta đã hết

Chút tình này xin trả lại cho nhau"

Và Thảo cũng để lại một bức thư nhờ ai nếu vớt được xác của cô thì hãy chôn ở đồi thông bên cạnh hồ Than Thở – nơi cô và Minh Tâm từng hò hẹn.

Vài tháng sau đó, Minh Tâm về Đà Lạt nghe tin người yêu đã chết vô cùng buồn thương. Chàng tìm ra mộ nàng bên hồ Than Thở, khóc một hồi lâu rồi quyết định viết đơn nhập ngũ.

Trong một lần đánh trận bị thương rất nặng, biết mình không qua khỏi Minh Tâm nhờ bạn bè đưa thi thể về Đà Lạt chôn cạnh mộ Thảo và làm cho hai người một tấm bia chung. Đồng thời viết lên đó những dòng thơ cảm động về mối tình của họ:

"Nước biếc non xanh dù biến đổi

Mối tình chung thủy Thảo trong Tâm

Chiều chưa xuống mà nắng vàng vội tắt

Đêm chưa về mà cỏ đã đầm sương

Cả núi rừng ngấn lệ tiếc thương.

 Cho mối tình ngang trái của đôi uyên ương không thành…"

Về sau, người vợ của Minh Tâm đem thi hài của anh về Vĩnh Long chôn cất. Năm 1997, UBND thành phố Đà Lạt cấp phép cho công ty TNHH Thùy Dương cải tạo lại khu vực hồ Than Thở để khai thác du lịch. Công ty này đã xây dựng lại mộ phần cho Minh Tâm bên cạnh mộ cô Thảo để hoàn thành tâm nguyện của hai người.

Theo thời gian có vô vàn những đồn đoán ly kỳ về địa danh Đồi Thông Hai Mộ. Nhưng sức hút của nó vẫn không hề giảm. Đến năm 1965, nhạc sĩ Hồng Vân khi đến địa danh này, ông đã tức cảnh sinh tình viết nên ca khúc nổi tiếng "Đồi Thông Hai Mộ” đầy cảm động. Dòng cuối của bản thảo là câu:

"Em ơi dưới lòng đất lạnh

Chỉ hai đứa mình để dệt lại chuyện xưa".

Đồi Thông Hai Mộ nằm trên đồi cao giữa rừng thông bạt ngàn, không gian hoang vắng và tĩnh mịch nhưng lại luôn có sức hút đặc biệt đối với du khách mỗi khi có dịp du lịch Đà Lạt.

Nào còn chần chờ gì mà bạn không đặt ngay một chuyến Đà Lạt để có cơ hội khám phá nét mộng mơ của phố núi này và tìm hiểu nhiều hơn về những câu chuyện ly kỳ sau những địa danh nổi tiếng của Đà Lạt.

Nguyễn Liên

Leave a Reply